Sợ cảm giác đau đớn, khó chịu là phản ứng tự nhiên của rất nhiều người khi nghĩ về các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ, đặc biệt là nâng mũi. Bởi vì đau là một phản ứng tự nhiên khi cơ thể bị xâm lấn hoặc tổn thương bất kỳ cách nào, bao gồm cả những vấn đề nhỏ như bị muỗi cắn, trầy xước hay đứt tay…Tuy nhiên, nâng mũi có đau không và làm sao để giảm các cơn đau, nỗi sợ trước và sau khi nâng mũi. Bài viết này của bệnh viện thẩm mỹ Ngọc Dung sẽ giúp bạn giảm nhanh những lo lắng, băn khoăn khi lựa chọn phương pháp này.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngày càng có nhiều công nghệ làm đẹp ra đời, hỗ trợ tích cực cho các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ, giúp hạn chế những rủi ro, biến chứng hay tình trạng đau đớn sau khi can thiệp dao kéo. Đồng thời, cũng có rất nhiều phương pháp giảm đau vô cùng hiệu quả trước và sau phẫu thuật thẩm mỹ bác sĩ sẽ thực hiện để giảm nhanh các cảm giác đau nhức khó chịu cho bạn.
Nâng mũi có đau không? Giai đoạn phẫu thuật nâng mũi có thể gây ra tình trạng đau nhức nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ thường sử dụng thuốc tê để giảm đau và giúp bạn không còn cảm giác đau trong suốt quá trình thực hiện phẫu thuật. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn có thể cảm thấy đau nhức ở vùng mũi và xung quanh sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, thông thường thì cơn đau này sẽ được kiểm soát thông qua việc sử dụng thuốc giảm đau hoặc dùng băng rốn để làm giảm sưng và đau.
Có một số phương pháp gây tê hiện nay đang được áp dụng phổ biến tại các bệnh viện thẩm mỹ chất lượng mà bạn có thể tham khảo như:
Gây tê tại chỗ: Đây là giải pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê trực tiếp vào mũi sau khi được vệ sinh vô trùng. Khách hàng sẽ cảm giác ê buốt trong lúc tiêm, tuy nhiên điều này sẽ giảm dần sau khi thuốc tê phát huy tác dụng.
Tiền mê kết hợp gây tê tại chỗ: Đầu tiên, bác sĩ gây mê hồi sức sẽ truyền thuốc an thần, giảm đau vào tĩnh mạch. Giúp bạn nhanh chóng vào trạng thái ngủ, sau đó mới tiến hành tiêm thuốc mê vào vùng mũi. Do đó, bạn sẽ không cảm nhận được cơn đau, ê buốt khi tiêm thuốc tê.
Gây mê: Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thở máy, sau khi khách hàng đã chìm sâu vào giấc ngủ, bác sĩ mới bắt đầu thực hiện các thao tác kỹ thuật nâng mũi. Liệu pháp gây mê có phần phức tạp hơn những phương pháp trên, tuy nhiên khi lựa chọn gây mê bạn sẽ không thể biết nâng mũi có đau không vì lúc này bạn đã hoàn toàn chìm vào giấc ngủ và không còn nhận thức đối với các hoạt động của bác sĩ.
Trước khi phẫu thuật nâng mũi, bạn sẽ được lựa chọn phương pháp gây tê phù hợp với khả năng chịu đựng cũng như điều kiện tài chính của mình nên bạn sẽ không biết nâng mũi đau không ở giai đoạn phẫu thuật.
Nâng mũi có đau không? Thường thì từ khoảng 6 – 8 tiếng sau phẫu thuật, tác dụng của thuốc tê sẽ mất đi và bạn sẽ bắt đầu cảm thấy đau nhức ở các vị trí gần mũi, quanh mũi, quanh mắt và gò má. Mức độ chịu đau của mỗi người có thể khác nhau, tuy nhiên, hầu hết không gặp phải cảm giác đau quá nặng. Cơn đau thường đi đôi với sưng mặt, gây khó chịu, nhưng dấu hiệu này sẽ giảm dần theo từng ngày. Trung bình, cơn đau sẽ hết sau khoảng 5 ngày. Tuy nhiên, thời gian này có thể kéo dài hơn tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
Dưới đây là những mẹo nhỏ giúp bạn không còn băn khoăn liệu nâng mũi có đau không.
Chuẩn bị tâm lý và làm quen với những thay đổi sau nâng mũi: Quá trình nâng mũi có thể đi kèm với sưng bầm và nghẹt mũi. Đây là những hiện tượng thường gặp và sẽ tự giảm sau vài tuần. Chuẩn bị tâm lý trước đó sẽ giúp bạn chấp nhận và thích nghi tốt hơn với những biến đổi này. Bạn có thể tìm hiểu thêm về quá trình phục hồi và tham khảo kinh nghiệm của những người đã trải qua phẫu thuật nâng mũi để có cái nhìn tổng quan và chuẩn bị tinh thần tốt hơn.
Lựa chọn bác sĩ uy tín và có tay nghề cao cũng là yếu tố quyết định nâng mũi có đau không: kỹ thuật và tay nghề của bác sĩ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phẫu thuật và kết quả cuối cùng. Lựa chọn một bác sĩ có uy tín, đủ kinh nghiệm và tay nghề cao sẽ giảm thiểu nguy cơ đau đớn và tổn thương, đồng thời tăng khả năng thành công của phẫu thuật. Hãy tìm hiểu kỹ về bác sĩ, xem xét kinh nghiệm và đánh giá từ người khác trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ sau nâng mũi: Việc tuân thủ các chỉ định của bác sĩ sau phẫu thuật rất quan trọng để giảm đau, đảm bảo quá trình lành vết thương và mang lại kết quả tốt cho mũi. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu và tuân thủ đúng cách chăm sóc sau phẫu thuật, bao gồm uống thuốc giảm đau, chích kháng sinh (nếu được chỉ định), rửa vết thương, tuân thủ chế độ ăn uống và vận động phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy thảo luận với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn.
Mỗi trường hợp và quá trình phẫu thuật đều có những yếu tố riêng, do đó thay vì lo lắng vấn đề nâng mũi có đau không, bạn hãy đến tìm sự tư vấn và hướng dẫn từ bác sĩ để đảm bảo kết quả tốt và quá trình phục hồi thuận lợi sau phẫu thuật nâng mũi.
Để giảm cảm giác lo lắng nâng mũi có đau không? bạn có thể trải nghiệm dịch vụ nâng mũi tại bệnh viện thẩm mỹ Ngọc Dung. Với nhiều năm hoạt động trong ngành làm đẹp, đội ngũ y bác sĩ nhà Ngọc Dung đã thực hiện hàng ngàn ca nâng sửa mũi thành công cho khách hàng. Với công nghệ hiện đại tiên tiến nhất hỗ trợ giúp quá trình phẫu thuật diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng giảm thiểu các rủi ro, biến chứng và các cơn đau cho khách hàng trong suốt quá trình trước và sau nâng mũi.
Bên cạnh đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn bệnh viện Thẩm Mỹ Ngọc Dung với những ưu điểm vượt trội như sau:
Quá trình chăm sóc sau khi nâng mũi cũng là một trong những yếu tố quyết định nâng mũi có đau không? Lưu ý ngay những điều sau đây để hạn chế nhanh các cơn đau sau phẫu thuật nâng mũi
Chườm lạnh có thể giúp giảm sưng và đau. Bạn có thể sử dụng túi đá hoặc gói lạnh được bọc trong khăn mỏng và áp lên vùng mũi trong khoảng thời gian ngắn, khoảng 10-15 phút mỗi lần. Chườm ấm có thể được áp dụng sau vài ngày để giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm đau, bạn có thể dùng lòng trắng trứng gà để chườm lên vùng bị bầm. Tuy nhiên, hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ vì có thể có các hạn chế đặc biệt cho từng trường hợp.
Bên cạnh đó, sau khi nâng mũi bạn không nên nằm yên một chỗ mà hay duy trì vận động nhẹ nhàng để giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn máu, giảm nhanh các tình trạng sưng bầm. Tuy nhiên, bạn cũng cần hạn chế vận động quá mạnh hoặc tác động lực đến mũi để tránh làm lệch sống mũi,…Nếu như để xảy ra những biến chứng sau nâng mũi bạn sẽ không cần đặt vấn đề nâng mũi có đau không mà rất có thể sẽ phải tiếp tục phẫu thuật để chỉnh mũi.
Nâng mũi có đau không? Bạn sẽ không còn cảm thấy đau nhức hay khó chịu khi tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ. Sau mỗi ca phẫu thuật, các bác sĩ thường cung cấp hướng dẫn chi tiết về đơn thuốc, thời gian tháo nẹp, cắt chỉ, tái khám và những lưu ý quan trọng khác trong quá trình hậu phẫu.
Bác sĩ sẽ đưa ra đơn thuốc cụ thể và hướng dẫn về thời gian uống thuốc. Rất quan trọng để bạn tuân thủ đúng chỉ dẫn này, giúp giảm đau một cách hiệu quả và làm cho vết thương nhanh lành.
Thời gian tháo nẹp thường kéo dài từ 4 đến 8 ngày, và việc cắt chỉ thường được thực hiện vào ngày thứ 8 đến thứ 10, tùy thuộc vào quá trình lành của vết thương và quy trình cụ thể của cơ sở thẩm mỹ.
Quá trình tái khám sau phẫu thuật nâng mũi sẽ giúp bạn theo dõi quá trình lành của vết thương và sự ổn định của dáng mũi, đồng thời giúp tránh các biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật. Tuy không phải mọi cơ sở thẩm mỹ đều có quy trình tái khám này, vì vậy, trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật, hãy nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng.
Sự phối hợp giữa bác sĩ và khách hàng là yếu tố quan trọng để đạt được kết quả tốt nhất, an toàn và bền vững cho dáng mũi sau phẫu thuật. Vì vết thương vẫn chưa lành và dáng mũi chưa ổn định ngay sau phẫu thuật, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ, bao gồm đơn thuốc, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, và hoạt động vận động, nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ.
Trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật nâng/sửa mũi, có một số loại thực phẩm có thể gây sưng và đau. Bạn nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có nhiều natri và chất tạo gas như muối, đường, thức ăn chiên, đồ uống có ga và thức ăn nhanh. Ngoài ra, cũng nên tránh các loại thực phẩm cứng và khó nhai như hạt, thịt cứng và cắt thức ăn thành miếng nhỏ để giảm tải lực lên vùng mũi.
Đồng thời, cung cấp năng lượng và tái tạo mô tăng hiệu quả lành vết thương nhanh chóng bằng cách tiêu thụ các thực phẩm giàu calo và protein như thịt lợn, thịt vịt, cá nước ngọt, phô mai, sữa và trứng. Những dưỡng chất có trong các loại thực phẩm này không chỉ cung cấp năng lượng mà còn giúp tăng cường quá trình tái tạo mô tế bào hiệu quả.
Để làm mềm, làm phẳng và làm mờ các vết sẹo một cách hiệu quả và mang lại vẻ đẹp tự nhiên, hãy tăng cường sử dụng thực phẩm giàu vitamin A như trái cây, củ quả như cà rốt, khoai lang, bí đỏ, cà chua, rau má, rau diếp cá và gan động vật. Những loại thực phẩm này chứa lượng lớn vitamin A, giúp làm mềm, làm phẳng và làm mờ các vết sẹo, đồng thời mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao.
Hãy uống đủ lượng nước hàng ngày. Đặc biệt, nên bổ sung vitamin bằng cách uống các loại nước trái cây như cam, thơm, đu đủ và các loại nước trái cây khác.
Nâng mũi có đau không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tay nghề của bác sĩ chính và quá trình chăm sóc sức khỏe phục hồi sau nâng. Để hạn chế tối đa các dấu hiệu đau đớn và đạt được kết quả nâng mũi như mong muốn, việc lựa chọn các bệnh viện chuyên khoa và cơ sở thẩm mỹ đáng tin cậy rất quan trọng, cùng với việc tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật để tối ưu hóa kết quả thẩm mỹ.