Cấu tạo mũi người, chức năng và những bệnh lý thường gặp

23/11/2023

Mũi là một phần quan trọng của cơ thể người thuộc hệ hô hấp. Bộ phận này có chức năng lọc và ẩm hóa không khí trước khi đi vào phổ. Do đó về mặt giải phẫu, nó có cấu tạo rất phức tạp với nhiều biến thể. Để hiểu rõ hơn về cấu tạo của bộ phận này hãy tham khảo bài viết của Bệnh viện Ngọc Dung nhé!

Mũi là gì?

Mũi là phần đầu tiên trong hệ hô hấp, nằm nhô giữa khuôn mặt. Nó nhô ra ở giữa khuôn mặt và có 2 lỗi được ngăn cách bởi vách để không khí đi vào và sau đó đi ra qua hệ vỏ bọc, thông qua miệng. 

Sau bộ phận này thì sẽ đến cơ quan khứu giác và xoang. Không khí di chuyển qua hầu, 1 phần đi đến hệ tiêu hóa, 1 phần còn lại của hệ hô hấp. Nhiệm vụ chính của bộ phận này đó là dẫn, làm sạch và sưởi ấm khí. Nó còn dùng để ngửi và hỗ trợ phát âm.

Tìm hiểu sơ lược về mũi

Tìm hiểu sơ lược về mũi

Chức năng của mũi

Mũi có cấu tạo vô cùng phức tạp với các bộ phận nhỏ tương ứng chức năng khác nhau. Dưới đây là những vai trò quan trọng nhất của bộ phận này.

Chức năng hô hấp

Trong hệ hô hấp, mũ có vai trò làm ấm, ẩm, lọc và loại bỏ bụi bẩn. Khi không khí vào khoang, các mạch máu thần kinh sẽ kiểm soát lượng máu trong mô cương cứng trên vách ngăn phía trước và cuốn mũi dưới để làm ấm, làm ẩm. Các mô sẽ liên tục được kích thích để giữ cho khoang mũi không bị nghẽn, tắc.

Sợi lông và niêm mạc sẽ lọc và loại bỏ bụi, hạt nhỏ và một số tạp chất có trong không khí. Điều này bảo vệ hệ thống hô hấp tránh khỏi sự xâm nhập của một vài tác nhân gây hại. Ngoài ra, khoang mũi có chứa chất nhầy sẽ tạo thành một hàng rào bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh khi hít vào.

Chức năng khứu giác

Các tế bào khứu giác có trên mũi thu nhận kích thích mùi và chuyển nó về hành khứu. Ở đây những thế bào trung gian chuyển xung động về trung tâm khứu giác. Trung tâm này sẽ phân tích mùi và giúp cơ thể phân biệt được mùi vị.

Mũi có chức năng vô cùng quan trọng đối với con người

Mũi có chức năng vô cùng quan trọng đối với con người

Chức năng phát âm

Hốc mũi phát ra giọng mũi và tiếp thu rung động trong không khí khi phát âm. Sau đó biến nó thành sự kích thích chủ trì sự phối hợp giữa thanh quản và họng. Như vậy, bộ phần nào có thể tác động đến giọng nói, tạo âm sắc và độ vang trong tiếng nói của từng người.

Cấu tạo mũi

Mũi có cấu tạo khá phức tạp với các bộ phận chính sau đây:

Mũi ngoài

Phía trên mũi ngoài được gắn với phần dưới trán bởi gốc mũi. Từ gốc đến đỉnh là sống mũi. Ở dưới đỉnh có 2 lỗ mũi trước và được ngăn cách bởi vách mũi. Thành bên ngoài 2 lỗ gọi là cánh mũi. Giữa cánh mũi và má cách biệt bằng rãnh mũi ngoài. Cấu tạo của bộ phận này bao gồm:

  • Khung xương mũi ngoài: Vành xương hình trái lên có 2 xương mũi và phần mũi xương trán, khuyết mũi xương hàm trên, mỏm trán.
  • Sụn mũi: Sụn cánh mũi lớn, nhỏ, vách mũi, lá mía mũi,….
  • Cơ: Phần cơ bám da làm hẹp hoặc nở mũi.
  • Da mũi
  • Mạch máu và thành kinh vùng mũi ngoài.

Mũi trong

Hay còn gọi là ổ mũi bao gồm từ lỗ mũi trước đến lỗ mũi sau. Ở phía trên liên quan đến xoang bướm, xương sàng, xương trán. Ở khu vực phía dưới cách vòm ổ miệng bởi vòm khẩu cái cứng. Ở phía sau thông với hầu qua lỗ mũi. Vùng mũi trong được lót bởi niêm mạc chia làm 2 vùng gồm vùng ngửi và vùng thở. Ổ mũi được ngăn cách bởi vách mũi và chia thành:

  • Lỗ mũi trước: Phần đầu của ổ mũi, mở vào tiền đình tương ứng với các sụn. Ở bên trong tiền đình mũi có nhiều lông, da và tuyến nhầy.
  • Lỗ mũi sau: Thông với vòm họng gồm 2 lỗ hình bầu dục và giới hạn bởi bờ sau vách mũi. Ở trong là thân xương bướm còn ở ngoài là mạnh trong chân bướm.
  • Thành hố mũi: Thành trên, thành ngoài, thành dưới, thành trong và niêm mạc mũi.
Cấu tạo của mũi 

Cấu tạo của mũi

Xoang cạnh mũi

Là các hốc rỗng ở trong các xương và tạo nên thành mũi. Thành xoang được lót bởi các niêm mạc cùng với các tế bào có lông chuyền. Chúng luôn rung động theo một chiều và quét chất nhầy vào trong mũi. Do đó, các xoang sẽ rất thoáng, khô và rỗng. Xoang cạnh mũi gồm có: xoang bướm, xoang trán, xoang hàm, xoang sàng.

Các cơ ở mũi

Cơ ở mũi là bộ phận kiểm soát sự chuyển động của bộ phận này. Sẽ có 4 nhóm cơ mặt được liên kết với nhau và cơ cổ bên trong để thực hiện nhiệm vụ. Một số người phần cơ này hoạt động rất mạnh giúp mũi đẩy nước ra ngoài khi ở dưới nước.

Niêm mạc

Niêm mạc là một bộ phần quan trọng trong cấu tạo của mũi. Nó là lớp lót bên trong ổ mũi và có 2 vùng:

  • Vùng nhỏ ở phía trên: Vùng này được gọi là vùng khứu chứa các thần kinh khứu giác. Nếu bị nhiễm trùng thì có thể theo các dây thần kinh và gây ảnh hưởng đến màng não.
  • Vùng lớn ở phía dưới: Gọi là vùng hô hấp. Niêm mạc ở đây có nhiều tuyến niêm mạc có thể tiết ra chất quánh có vai trò ngăn chặn bụi.
Niêm mạc trong mũi được chia thành 2 vùng

Niêm mạc trong mũi được chia thành 2 vùng

Hệ thống máu và hệ bạch huyết mũi

Hệ thống máu và hệ bạch huyết mũi có cấu tạo như sau:

  • Động mạch: Để thực hiện được chức năm làm ấm, ẩm không khí thì khoang mũi phải có nguồn mạch máu dồi dào. Các động mạch cho phép niêm mạc co lại và mạc rộng dưới sự ảnh hưởng từ giao cảm. 
  • Đám rối Kiesselbach: Nắm ở vách ngăn mũi trước và là chỗ nối mạch máu giữa động mạch sàng trước, động mạch khẩu cái lớn, động mạch môi trên và nhánh vách ngăn sau của động mạch bướm khẩu cái.
  • Đám rối của Woodruff: Nằm trên thành bên khoang mũi, sau cuốn mũi giữa và dưới.
  • Dẫn lưu tĩnh mạch: Các tĩnh mạch hốc mũi đổ vào tĩnh mạch mặt. Nếu bị nhiễm trùng ở vị trí sống mũi và mép miệng rất có khả năng nhiễm trùng nội sọ.
  • Hệ bạch huyết: Hệ bạch huyết của xoang cạnh mũi, khoang mũi sau sẽ chảy vào hạch bạch huyết cổ trên và sau hầu.

Hệ thống dây thần kinh mũi

Cấu tạo hệ thống dây thần kinh mũi sẽ bao gồm:

  • Thần kinh khứu giác: Có nhiệm vụ truyền tín hiệu từ khoang mũi đến não để phân tích mũi. Biểu mô gồm các lông mao cảm giác sẽ nằm ở phần trên khoang mũi. Từ đây các tín hiệu được gửi qua dây thành kinh khứu giác đến mạng lưới tế bào xử lý và kết thúc ở não.
  • Dây thần kinh sinh ba: Là dây thần kinh cảm giác.  Các sợi giao cảm và đối giao cảm chạy với các nhánh và cung cấp cho các mô đích.
  • Nhánh mắt:  Phân nhánh tạo thành thánh mũi mi cung cấp cho dây thần kinh sàng trước và sau. Cuốn mũi cấp máu cho chóp mũi và nhánh trong cấp máu cho khoang trước.
  • Nhánh hàm trên: Chi phối nhánh khoang mũi trong và sau đó đi vào khoang mũi.
  • Nhánh hàm dưới: Có vai trò chi phối cảm giác cho vùng da thái dương, phần dưới tai, má, môi, trước lưỡi,…Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến việc vận động của các cơ.
Cấu tạo của hệ thống thần kinh mũi 

Cấu tạo của hệ thống thần kinh mũi

Các bệnh thường gặp về mũi

Như chúng ta đã biết mũi là một bộ phận rất quan trọng đối với cơ thể con người. Bởi vì thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên nó rất thường mắc bệnh. Dưới đây là một số căn bệnh thường gặp, bạn nên ghi nhớ để kịp thời chữa trị và phòng tránh.

Nhiễm trùng khoang mũi

Được gọi với cái tên khác là viêm xoang xuất hiện khi các túi xoang trong mũi bị viêm. Căn bệnh này rất hay xảy ra nguyên nhân chính bắt nguồn từ vi khuẩn tụ cầu hoặc vi khuẩn pneumococcus. Triệu chứng thường xuất hiện đó là: Tắc nghẽn, khó thở, mệt mỏi, khó chịu,…

Lệch vách ngăn mũi

Lệch vách ngăn mũi là hiện tượng xảy ra khi vách ngăn giữa hai lỗ bị nghiêng hoặc lệch sang một bên không còn ở vị trí trung tâm. Căn bệnh này có thể bẩm sinh hoặc do bị chấn thương vùng mũi. Biểu hiện của nó đó là: Tắc nghẽn 1 phần hoặc toàn bộ khoang mũi, khó thở, viêm xoang, chảy nước mũi,…

Lệch vách ngăn mũi

Lệch vách ngăn mũi

Chảy máu cam

Chảy máu cam thường sẽ không nguy hiểm nhưng rất khó chịu. Nguyên nhân chính chủ yếu là:

  • Môi trường khô hạn dẫn đến khô niêm mạc mũi.
  • Mũi bị va đập, gãy mũi hoặc chấn thương.
  • Viêm mũi dị ứng.
  • Sử dụng thuốc chống đông máu.

Phì đại cuốn mũi

Biểu hiện của phì đại cuốn mũi là mũi trở nên phồng lên và gây ra sự tắc nghẽn khó thở. Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này đó là:

  • Viêm mũi do dị ứng.
  • Viêm mũi mãn tính.
  • Một số căn bệnh ác tính như ung thư.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến mũi, cấu tạo, chức năng và một số căn bệnh hay gặp. Hy vọng các bạn sẽ hiểu hơn về bộ phận này và biết cách bảo vệ nó. Đừng quên theo dõi BV Ngọc Dung và cập nhật thêm thông tin liên quan đến thẩm mỹ nhé!

Được viết bởi

Bác sĩ Phạm Đức Tuấn là một chuyên gia da liễu với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành làm...
Bệnh viện Thẩm Mỹ Ngọc Dung